Nhặt 70 bao rác trên núi Chứa Chan
Các kết quả đã được công bố trên tạp chí y khoa Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism.Bất thường chương trình khám sức khỏe học đường ở Q.6 (TP.HCM): Điều dưỡng thay bác sĩ khám cho học sinh
Chiều 27.2, tại buổi họp báo về các vấn đề kinh tế - xã hội TP.HCM, bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) chia sẻ thông tin trên về tình hình dịch bệnh tại thành phố.Theo đó, Phó giám đốc HCDC nêu khái quát tình hình cúm mùa, sốt xuất huyết và sởi trong thời gian gần đây và các biện pháp phòng ngừa, liên quan việc tiêm ngừa vắc xin.Đáng lưu ý, bà Lê Hồng Nga cho biết ngành y tế luôn duy trì một hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm về hô hấp cấp, trong đó có bệnh cúm. "Theo ghi nhận của hệ thống giám sát Viện Pasteur TP.HCM và Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, hằng năm, tháng nào cũng có ca cúm cả. Nhưng số ca cúm tăng vào tháng 10 - 12.2024, còn từ tháng 1.2025, trở đi, số ca mắc có xu hướng giảm", bà Nga nêu rõ. Phó giám đốc Trung tâm dẫn chứng từ báo cáo hàng tháng: "Trong 7 tuần đầu năm, cả thành phố ghi nhận số ca cúm là 595 ca, giảm 34% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, 39 trường hợp điều trị nội trú, không có ca cúm nặng".Trước tình hình bệnh cúm đang xảy ra tại một số quốc gia, Phó giám đốc HCDC cho biết việc giám sát vẫn được duy trì đều đặn. Đồng thời, Sở Y tế đã có những văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền cúm mùa. "Đặc biệt, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh cúm cho bản thân và gia đình như: che miệng và mũi khi hắt hơi, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà bông. Đối với những người có triệu chứng viêm hô hấp cấp, cần mang khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là những người thuộc nhóm nguy cơ", bà Nga cho hay.Theo bà Lê Hồng Nga, việc tiêm chủng vắc xin cúm được khuyến cáo cho những người thuộc nhóm nguy cơ, gồm: trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, suy giảm miễn dịch...Về vắc xin cúm, bà cho biết vắc xin này không thuộc danh mục những bệnh truyền nhiễm bắt buộc tiêm chủng, gồm các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B...Do đó, việc tiêm ngừa là tự nguyện và người dân tự trả phí. Còn nguồn vắc xin của từng cơ sở do chính cơ sở đó chủ động. "Về vắc xin cúm, bệnh cúm không phải là bệnh trong tiêm chủng bắt buộc. Do đó, việc dự trù nguồn vắc xin là chủ động của mỗi cơ sở tiêm chủng. Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM không có chức năng điều phối", Phó giám đốc HCDC cho biết.
Phố cà phê đường tàu Hà Nội lại lên truyền hình Mỹ CNN
Kết nối vệ tinh truyền trực tiếp từ không gian đến điện thoại thông minh dự kiến sẽ được triển khai tại Ukraine. Nhà mạng di động hàng đầu của Ukraine là Kyivstar đã ký một thỏa thuận với công ty Starlink của tỉ phú Elon Musk để thực hiện kết nối vệ tinh trực tiếp đến di động.Tin tức này được công ty mẹ của Kyivstar là VEON công bố ngày 30.12.Các dịch vụ trực tiếp đến di động được kết nối với các vệ tinh có trang bị modem, hoạt động giống như một tháp phát sóng di động. Tập đoàn viễn thông cho biết dịch vụ có chức năng nhắn tin này sẽ đi vào hoạt động vào quý 4 năm 2025.Theo báo cáo, thỏa thuận sẽ mở rộng ra dịch vụ thoại và dữ liệu vào một thời điểm sau đó. Chi tiết tài chính của thỏa thuận vẫn chưa được tiết lộ.Starlink thuộc sở hữu của SpaceX hiện đang cung cấp internet cho Ukraine và quân đội của nước này.Công ty băng thông rộng vệ tinh này đã đạt được thỏa thuận với các nhà cung cấp địa phương về các dịch vụ trực tiếp đến di động tại Mỹ và 7 quốc gia khác, bao gồm Nhật Bản và New Zealand.Trang web của công ty cho biết Ukraine sẽ là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới có kết nối trực tiếp đến di động, và là khu vực có xung đột đầu tiên mà Starlink sẽ triển khai công nghệ này.Nga đã tăng cường nỗ lực gây nhiễu tín hiệu giữa các vệ tinh Starlink và các thiết bị đầu cuối mặt đất ở Ukraine trong hai năm qua.Thỏa thuận này được đưa ra khi ông Musk, chủ sở hữu của Starlink, ngày càng tham gia nhiều hơn vào chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và chiến lược của chính quyền này đối với Ukraine.
Ở một số dòng xe sang, việc trang bị thêm mô tơ điện để góp phần tăng độ nhạy của xe khi tăng tốc cũng đã được áp dụng vì hệ thống tăng áp vẫn ít nhiều tạo nên độ trễ, chưa thể cung cấp lực kéo tối đa ngay lập tức như mô tơ điện. Cũng phải nói thêm, mẫu xe hybrid của Toyota đang có mặt tại Việt Nam là xe hybrid toàn phần chứ không phải là dạng Mild Hybrid. Sự khác biệt chính là chế độ EV chạy hoàn toàn bằng điện mà không cần đến động cơ xăng của xe hybrid toàn phần trong khi xe Mild Hybrid không thể vận hành độc lập bằng mô tơ điện.
Tiếp viên bấm nhầm nút khiến máy bay lao xuống, nhiều người bay lên đụng trần
Theo TechRadar, nỗ lực mới nhất của Microsoft trong việc thuyết phục người dùng Windows 10 nâng cấp lên Windows 11 đã gặp phải sự cố 'dở khóc dở cười' khi chính cửa sổ hiển thị quảng cáo lại bị lỗi và ngừng hoạt động.Cụ thể, sau khi cài đặt các bản cập nhật tích lũy gần đây, nhiều người dùng Windows 10 đã gặp phải một cửa sổ bật lên (pop-up) toàn màn hình, chiếm trọn diện tích Desktop, với nội dung thúc giục người dùng 'lên kế hoạch' cho việc kết thúc hỗ trợ của Windows 10 vào tháng 10.2025 và khuyến khích nâng cấp lên Windows 11.Tuy nhiên, thay vì thuyết phục người dùng nâng cấp, cửa sổ bật lên này lại thường xuyên bị treo, không phản hồi và hiển thị thông báo lỗi 'Reusable UX Interaction Manager is not working'.Sự cố này đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều trên cộng đồng mạng. Nhiều người dùng cho rằng đây là một sự cố đáng xấu hổ cho Microsoft, đặc biệt là trong bối cảnh Windows 11 đang phải đối mặt với nhiều chỉ trích về lỗi và hiệu năng.Một số ý kiến cho rằng sự cố này có thể khiến người dùng Windows 10 thêm e ngại về việc nâng cấp lên Windows 11, trong khi những người khác lại tỏ ra thông cảm và cho rằng đây chỉ là một lỗi nhỏ có thể dễ dàng khắc phục.Dù vậy, sự cố này cũng phần nào cho thấy Microsoft đang nỗ lực trong việc thúc đẩy người dùng chuyển sang Windows 11 trước khi Windows 10 chính thức 'về hưu'. Tuy nhiên, có vẻ như 'gã khổng lồ' phần mềm cần phải tinh chỉnh lại chiến lược của mình để tránh những sự cố đáng tiếc tương tự trong tương lai.